Cú pháp Logic mô tả

Cú pháp của lôgic mô tả bao gồm

  • Một tập các ký hiệu mệnh đề dùng để ký hiệu các tên khái niệm (concept name);
  • Một tập các ký hiệu mệnh đề đôi để ký hiệu các tên vai trò (role name);
  • Một định nghĩa đệ quy để định nghĩa các thuật ngữ khái niệm từ các tên khái niệm và tên vai trò bằng cách sử dụng các tạo tử (constructor)

Trong lôgic mô tả, các tên khái niệm được xem là các khái niệm nguyên tử, các tên vai trò được coi là các vai trò nguyên tử. Nhìn chung, một khái niệm đại diện cho tập các cá thể thuộc về nó, và một vai trò đại diện cho một quan hệ giữa các khái niệm.

Cú pháp của một thành viên trong gia đình lôgic mô tả được đặc trưng bởi định nghĩa đệ quy của nó, các định nghĩa đệ quy này định nghĩa các tạo tử có thể được dùng để tạo các thuật ngữ khái niệm.

Một số tạo tử thông dụng bao gồm các tạo tử lôgic trong logic bậc nhất như phép giao (intersection) hay tuyển (conjunction) của các khái niệm, phép hợp (union) hay hội (disjunction) của các khái niệm, phép phủ định (negation) hay lấy phần bù (complement) của các khái niệm, hạn chế giá trị (hạn chế với mọi - universal restriction), hạn chế tồn tại (existential resctriction), v.v.. Các tạo tử khác có thể còn bao gồm các hạn chế đối với các vai trò thường thấy trong các quan hệ nhị phân, ví dụ, tính đảo (inverse), tính bắc cầu (transitivity), chức năng (functionality), v.v.. Đặc biệt đối với phép giao và phép hợp, lôgic mô tả sử dụng các ký hiệu ⊓ {\displaystyle \sqcap } và ⊔ {\displaystyle \sqcup } để phân biệt chúng với ∧ và ∨ trong lôgic bậc nhất.

Dưới đây là một ví dụ về định nghĩa cú pháp của lôgic mô tả AL.

  • một khái niệm nguyên tử là một khái niệm-AL;
  • khái niệm đỉnh ( ⊤ {\displaystyle \top } ) là một khái niệm-AL;
  • khái niệm đáy ( ⊥ {\displaystyle \bot } ) là một khái niệm-AL;
  • phần bù của một khái niệm-AL C cũng là một khái niệm-AL (ký hiệu là ¬C);
  • giao của hai khái niệm-AL C và D cũng là một khái niệm-AL (ký hiệu là C ⊓ D {\displaystyle C\sqcap D} );
  • nếu C là một khái niệm-AL và R là một tên vai trò, thì ∀R.C (hạn chế giá trị) cũng là một khái niệm-AL;
  • nếu R là một tên vai trò, thì ∃ R . ⊤ {\displaystyle \exists R.\top } (hạn chế tồn tại) cũng là một khái niệm-AL.

Ví dụ, A ⊓ B {\displaystyle A\sqcap B} là một khái niệm-AL, nhưng A ⊔ B {\displaystyle A\sqcup B} không phải. Còn nữa, ∃ S . ⊤ {\displaystyle \exists S.\top } là một khái niệm-AL, nhưng ∃ S . A {\displaystyle \exists S.A} thì không phải.